Trong kỷ nguyên công nghệ số và sự phát triển của nền tảng xã hội ngày nay, ngành Digital Marketing trở nên hot. Tuy vậy để thành công ở lĩnh vực này bạn không chỉ có kiến thức chuyên sâu, mà còn có khả năng sáng tạo.
Nếu bạn đang có ý định thử sức với Digital Marketing, dưới đây là những kỹ năng một Digital Marketer phải biết.
1. Digital Marketer là ai, sự phát triển của ngành nghề này?
Theo số liệu thống kê, số lượng người dùng Internet ngày càng tăng nhanh. Đây là cơ hội để ngành Digital Marketing trở nên nóng sốt được nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên trở thành một Digital Marketing thực thụ không phải dễ. Bạn phải sở hữu được kiến thức vững và kỹ năng marketing sáng tạo, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và khách hàng.
Thông thường công việc của một Digital Marketer là sử dụng nền tảng xã hội để xây dựng thương hiệu. Các kênh Digital phổ biến là website, trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok, email Marketing, SEM, blog,…
Các Digital Marketer sẽ sử dụng các công cụ và chỉ tiêu để đo lường hiệu quả tiếp thị. Từ đó tìm ra điểm yếu và phương án khắc phục, nâng cao hiệu suất kênh. Mỗi công ty sẽ có mỗi công việc và cách tiếp thị khác nhau. Có công ty, marketer sẽ đảm nhận toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Nhưng có công ty, mỗi marketer tập trung một thứ duy nhất.
2. Cơ hội nghề nghiệp của Digital Marketer
Dù là công ty lớn hay nhỏ thì Digital Marketing luôn được chú trọng. Với sự phát triển của mạng Internet hiện nay, ngay cả ngành nghề quảng cáo truyền thống cũng chuyển dần sang digital. Vì vậy cơ hội nghề nghiệp cho Digital Marketer rất đa dạng.
Họ sẽ tối ưu hoá nội dung tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, đưa website lên top đầu. Hoặc thiết kế giao diện web cuốn hút, xây dựng content đánh vào tâm lý người dùng. Thực hiện triển khai các kênh email marketing hay sản xuất video ngắn trên tiktok, youtube,…
Với sự đa dạng trên, digital marketing nằm trong danh sách những ngành được giới trẻ lựa chọn nhiều nhất. Bạn có thể làm việc ở các công ty quảng cáo, cơ quan truyền thông hay công ty nghiên cứu thị trường. Với các vị trí công việc như Copywriter; SEO, chạy Facebook Ads, Google Ads, video editor…
Đặc biệt thế hệ gen Z ngày nay có tư duy và bắt kịp xu hướng rất nhanh. Họ dễ dàng thực hiện các chiến dịch có giá trị thực tiễn và xây dựng thương hiệu cá nhân. Một Freelancer, Blogger, bán hàng online,…đều cần phải có kỹ năng digital marketing.
3. Các kỹ năng một digital marketer cần có
Nếu bạn đang có ý định trở thành một Digital Marketer, bạn không thể bỏ qua những kỹ năng quan trọng sau:
3.1 SEO và SEM
Search Engine Optimization (SEO) là việc tối ưu một trang web để nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Từ đó tăng lượt truy cập và kéo lượt traffic về cho trang web. Trong SEO có 2 nhiệm vụ chính là on-page SEO và off-page SEO.
- On-page SEO: việc tối ưu hoá nội dung, cấu trúc, hình ảnh của trang web. Đem đến cho người dùng những kết quả phù hợp thông qua từ khóa tìm kiếm.
- Off-page SEO: xây dựng inbound links hay backlinks. Nghĩa là những trang web điều hướng người dùng về website chính của bạn. Mức độ uy tín, chất lượng của trang web này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến vị trí xếp hạng trang web của bạn.
Còn Search Engine Marketing (SEM) nghĩa là phương thức tiếp thị có trả phí hoặc không để tăng thứ hạng web. Sự kết hợp hoàn hảo giữa SEM và SEO sẽ đưa nội dung tiếp thị của bạn đến khách hàng dễ dàng hơn.
3.2 Content marketing
Có thể nói content chính là linh hồn của Marketing nếu bạn muốn thành công cần đầu tư vào kỹ năng này. Một Digital Marketer giỏi phải biết sáng tạo và xây dựng content chạm đến người xem. Từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
3.3 Data Analytics
Không yêu cầu một Digital Marketer phải là chuyên viên phân tích dữ liệu. Nhưng những kỹ năng làm việc với data là nền tảng cơ bản phải biết khi làm nghề này. Tất cả đều được gói gọn thông qua các con số.
Đó có thể là số lượng người tương tác với bài viết trong tháng qua. Hay số lượng người truy cập vào nút kêu gọi hành động. Hoặc cũng có thể là số người thoát ra khỏi web ngày từ trang đầu tiên. Marketer sẽ thu thập, phân tích để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể.
3.4 Nhạy bén với công nghệ
Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, thì yêu cầu nhạy bén với công nghệ là điều hiển nhiên. Đó không chỉ đơn thuần là biết sử dụng mạng xã hội mà còn là khả năng tiếp cận công nghệ mới. Các Digital Marketer phải không ngừng trau dồi kiến thức và tối ưu công việc hiệu quả.
3.5 Tư duy và kiến thức về thiết kế
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với Digital Marketer chính là tư duy thiết kế. Đây được xem là ngành đòi hỏi tính thẩm mỹ và cái đẹp cao. Bơi trải nghiệm của khách hàng được đặt lên hàng đầu.
Đó là kiến thức tư duy về màu sắc, bố cục, hình ảnh, chữ viết, đồ hoạ,… Hãy đặt mình vào tâm thế của khách hàng để biết nhu cầu của họ. Từ đó giải quyết đúng vấn đề, đánh đúng vào tâm lý người dùng. Đây là chìa khóa thành công của người làm Digital Marketing.
3.6 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với một Digital Marketer. Giải quyết được vấn đề của khách hàng sẽ đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Một khi giải quyết được vấn đề bạn sẽ hiểu ra những bất cập trong quy trình làm việc.
3.7 Social media
Social media là kênh tiếp thị hiệu quả nhất để doanh nghiệp truyền tải thông điệp và hình ảnh đến người dùng. Xu hướng dùng mạng xã hội ngày càng phổ biến, không chỉ ở giới trẻ mà còn cả người lớn. Hãy am hiểu và khai thác nền tảng này để thực hiện chiến dịch Marketing thành công nhé!
3.8 Nhạy bén với xu hướng của thị trường
Hiểu sâu về thị hiếu, hành vi của người dùng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng dễ dàng hơn. Digital Marketer còn phải nhạy bén và nắm bắt sự đổi mới của công nghệ. Để áp dụng vào tiếp thị tăng lợi thế cạnh tranh.